Cách trả lời khi được hỏi “Bạn có câu hỏi nào không?”
1. Tại sao bạn được hỏi "Bạn có câu hỏi nào không?"
Có bốn lý do chính khiến người phỏng vấn đặt câu hỏi ngược lại.
Đầu tiên là để biết mong muốn của ứng viên.
Người phỏng vấn nghĩ rằng các ứng viên đang phỏng vấn ở một số công ty. Trong số đó, không hiếm trường hợp sử dụng những câu hỏi ngược để tìm hiểu mức độ nguyện vọng ứng viên muốn vào công ty là bao nhiêu. Nếu đó là công ty ứng viên rất muốn vào, thì chắc hẳn đã sẵn sàng chuẩn bị để đặt câu hỏi sau khi đọc trang chủ và bài tuyển dụng.
Nói cách khác, nếu ứng viên không đặt câu hỏi, thì có thể để lại ấn tượng là không quan tâm đến công ty = có nguyện vọng thấp.
Mặt khác, ngay cả khi bạn hỏi một câu hỏi cụ thể về công việc, ứng viên cũng có thể chứng minh là họ có nguyện vọng cao “Người này có hình dung về việc gia nhập công ty và làm việc.”
Thứ hai là để kiểm tra năng lực giao tiếp.
Không giống như khi người phỏng vấn đặt câu hỏi, câu hỏi ngược lại yêu cầu ứng viên chủ động lên tiếng. Người tuyển dụng đang chú ý đến việc liệu bạn có thể tổng hợp những suy nghĩ của bản thân và đưa ra những câu hỏi chính xác hay không, và liệu bạn có thể trò chuyện hai chiều suôn sẻ hay không.
Thứ ba là để xác định sự tương thích với văn hóa doanh nghiệp.
Những câu hỏi ngược với mức độ tự do cao sẽ có xu hướng bộc lộ tính cách của ứng viên. Ví dụ, nếu bạn hỏi tìm một môi trường có thể cầm tay chỉ việc cho bạn tại một công ty đòi hỏi sự phát triển độc lập, thì bạn sẽ không được đánh giá cao.
Thứ tư là để tăng sức hấp dẫn của công ty.
Đặt câu hỏi cũng là một điểm mà các ứng viên quan tâm. Thông qua các câu hỏi ngược lại, các công ty đang cố gắng nâng cao mức độ nguyện vọng đối với công ty của mình bằng cách đào sâu những điểm mà ứng viên đánh giá cao, những điểm hấp dẫn và loại bỏ những nghi ngờ và lo lắng.
2. Những điểm mấu chốt của việc trả lời
Câu hỏi ngược là cơ hội để tự do PR bản thân
Không có câu hỏi nào linh hoạt bằng câu hỏi ngược. Thậm chí, nó còn là câu hỏi quý giá mà bạn có thể chuẩn bị sẵn câu trả lời. Vì vậy, khi chuẩn bị cho một câu hỏi ngược lại, hãy đưa ra quyết định rõ ràng về “những gì bạn muốn nói với người phỏng vấn”. Bạn có muốn truyền động lực của mình không? Bạn có muốn truyền đạt điểm mạnh của mình không? Bạn muốn truyền tải rằng bạn là người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của công ty? Bạn có muốn truyền đạt rằng bạn rất quan tâm đến tin tức xã hội không? Bằng cách ấn định mục tiêu, bạn sẽ tự nhiên quyết định được loại câu hỏi cần đặt ra và chuyện nào sẽ được lồng vào.
Quy tắc khi đặt câu hỏi ngược
Câu hỏi ngược là một câu hỏi linh hoạt, nhưng không phải cái gì cũng có thể hỏi được. Một số câu hỏi có thể gây ấn tượng xấu cho người phỏng vấn. Có bốn quy tắc chính cho những câu hỏi ngược như vậy.
Đầu tiên là hỏi những nội dung bạn có thể tự tìm hiểu.
Ví dụ: Những thông tin như “Doanh nghiệp bán loại sản phẩm/dịch vụ nào?” hay “Công ty giao dịch với loại hình công ty nào?”, thì có thể biết được bằng cách xem trên trang chủ của công ty hoặc baid tuyển dụng.
Việc đặt những câu hỏi về thông tin mà bạn có thể tự tìm hiểu giống như nói “Tôi chưa nghiên cứu về công ty của bạn.” Tuy nhiên, bạn có thể tạo ấn tượng tốt bằng cách đào sâu hơn những thông tin này.
Ví dụ: “Tôi đã thấy trên trang web công ty ◯◯ là mặt hàng chủ lực, vậy nó vượt trội như thế nào so với sản phẩm của các công ty khác?” ” Nghe nói rằng công ty chúng ta có giao dịch với các công ty lớn như ◯◯, vậy điểm mạnh nào đã giúp công ty chúng ta được lựa chọn?”, v.v. Bằng cách hỏi những câu hỏi như thế này, bạn có thể truyền đạt mong muốn “muốn biết thêm chi tiết về công việc” trong khi chứng minh rằng bạn đang nghiên cứu về công ty.
Thứ hai là hỏi lại những gì người phỏng vấn đã nói.
Vì nó sẽ tạo ấn tượng là bạn đang không lắng nghe, nên hãy lưu ý. Cũng khả năng là câu trả lời cho câu hỏi đã đưa ra trong buổi phỏng vấn, hoặc trong trường hợp phỏng vấn cùng nhiều ứng viên thì họ đã đề cập đến câu hỏi mà bạn chuẩn bị. Để tránh những tình huống như vậy, thì hãy chuẩn bị nhiều câu hỏi.
Thứ ba là hỏi về lương, ngày nghỉ, giờ làm thêm, nghỉ phép có lương, v.v mà hoàn toàn không đề cập đến công ty hay nội dung công việc.
Việc thắc mắc là điều đương nhiên, nhưng tùy theo cách truyền đạt mà nó sẽ tạo ra ấn tượng bạn có suy nghĩ “Chế độ đãi ngộ là tiêu chí đánh giá quan trọng hơn công ty hay nội dung công việc”.
Thứ tư là hỏi những câu hỏi khó mà người phỏng vấn không thể trả lời.
Tùy thuộc vào vị trí của người phỏng vấn, một số thông tin có thể không hiểu rõ. Ví dụ, nếu người phỏng vấn là nhân viên nhân sự. Họ có thể trả lời câu hỏi “Những người nào đang hoạt động sôi nổi trong công ty?”, Nhưng có thể họ không biết trả lời những câu hỏi như “Tôi đang có mong muốn làm việc ở Chiba, vì vậy xin vui lòng cho tôi biết quy trình công việc hàng ngày của những người ở vị trí bán hàng ở chi nhánh Chiba.”
3. Ví dụ câu trả lời mẫu
Câu hỏi ví dụ khi muốn thể hiện động lực
“Tôi muốn độc lập và đóng góp càng sớm càng tốt, vậy thì sau khi gia nhập công ty bao lâu và làm như thế nào thì tôi sẽ tham gia vào công việc thực tế?”
“Người chuyển việc đại khái mất khoảng bao lâu để có thành quả đầu tiên?”
“Tôi rất đồng cảm với triết lý ◯◯ của công ty bạn, vui lòng chỉ cho tôi biết để đưa điều đó vào thực tiễn thì công ty đã nỗ lực như thế nào.”
Câu hỏi ví dụ khi muốn khẳng định sở trường
“Tôi có bằng ◯◯, tôi có thể tận dụng nó trong công việc không?”
“Tôi khá giỏi ◯◯, vậy loại năng lực nào được yêu cầu cho ◯◯ công việc đang được tuyển dụng?”
“Tôi nghĩ rằng sức mạnh của tính kiên trì được trau dồi trong các hoạt động câu lạc bộ đã được gọt giũa thêm trong công việc trước đây của tôi. Liệu tôi có cơ hội để thể hiện sự bền bỉ đó trong công việc của công ty không?”
Các ví dụ câu hỏi khác gây ấn tượng tốt
“Xin hãy cho tôi biết công ty đặc biệt mong đợi điều gì ở nhân viên đang làm việc tại đây?”
“Vui lòng cho tôi biết nếu công ty có bất kỳ kế hoạch phát triển kinh doanh nào trong tương lai.”
“Bạn có thể cho tôi biết quy trình công việc trong một ngày được không?”
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 211
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.